Nhiều trường đại học không xét tuyển kết quả cụm thi địa phương như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Giao thông vận tải… là những trường ĐH lớn sử dụng hoàn toàn dữ liệu của Bộ GDĐT về kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển sinh
Nhiều trường đại học không xét tuyển kết quả cụm thi địa phương
Hôm qua 15-10 hạn chót các trường ĐH, CĐ công bố phương án sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh, các trường tuyển sinh riêng cũng hoàn tất Đề án nộp cho Bộ GD&ĐT. Kỳ thi THPT quốc gia 2015 có 2 loại cụm thi, phương án một số trường không mặn mà xét kết quả thí sinh thi ở cụm thi địa phương, các khối thi, cách xét tuyển cũng "đua nở”…
Năm nay tuy không còn kỳ thi 3 chung nhưng có thể sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐHCĐ. Đề án tuyển sinh các trường vừa công bố cho thấy hầu hết đều dựa vào kết quả kỳ thi này để xét tuyển.
Đa dạng phương án tuyển sinh đại học 2015
Theo Bộ GD&ĐT hướng dẫn, ngoài việc dựa trên kết quả điểm thi quốc gia, việc xét tuyển vào ĐH, CĐ 2015 còn xét nhiều các tiêu chí khác. Tùy đặc thù, yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể tổ hợp môn thi mới dùng để xét tuyển, quy định môn thi chính được nhân hệ số 2, tổ chức thi năng khiếu, sơ tuyển… và các hình thức phù hợp khác.
Tuy cơ chế "tự chủ” tuyển sinh khá cởi mở song trái với lo lắng việc các trường khi tổ chức các kỳ kiểm tra bổ sung sẽ tổ chức thi các môn đã tổ chức thi trong kỳ thi THPT quốc gia, rất ít trường tổ chức thêm vòng thi bổ sung. Hầu hết các trường giữ nguyên những môn thi giống các khối thi A, A1, B, C, D như trước đây, nhưng có một số trường "biến tấu” bổ sung tổ hợp môn thi mới ngoài các khối thi truyền thống, nhân hệ số 2 môn chính, sơ tuyển…
Nhiều trường đại học không xét tuyển kết quả cụm thi địa phương
ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Giao thông vận tải… là những trường ĐH lớn sử dụng hoàn toàn dữ liệu của Bộ GDĐT về kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển sinh, không thi thêm phương án riêng. Trong khi ĐH Bách Khoa Hà Nội bổ sung thêm tổ hợp các môn thi, tức một ngành có thể nhiều khối thi, thì ĐH Ngoại thương vẫn giữ nguyên các khối thi như năm ngoái là A, A1, D.
Tuy nhiên cả 2 trường trên đều khẳng định sẽ không nhận kết quả của thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia ở cụm thi địa phương do các Sở GDĐT tổ chức để xét tuyển, chỉ sử dụng kết quả thí sinh thi tại cụm thi các trường ĐH tổ chức. Khá nhiều trường ĐH cũng có chung sự "phân biệt đối xử” này.
Trường ĐH Quốc gia TPHCM áp dụng việc sơ tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT, cho biết thí sinh trúng tuyển vào các trường thành viên phải đạt điểm trung bình của 5 học kỳ THPT tối thiểu là 6,5. Còn theo PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội, trường có thể tổ chức sơ tuyển với tất cả các đối tượng, trừ diện tuyển thằng. Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển đối với hệ bác sỹ của trường là điểm trung bình các môn Toán, Hóa, Sinh của 3 năm phổ thông phải đạt trên 7, hệ cử nhân là trên 6 điểm.
Lo thí sinh ảo
Trường ĐH Nam Cần Thơ do GS.TS.NGND Võ Tòng Xuân là hiệu trưởng, cho biết sẽ xét tuyển vào các ngành ĐH, CĐ chính quy dựa theo quá trình học tập THPT đối với các học sinh đang học THPT và người đã tốt nghiệp THPT. Trường cũng xét tuyển căn cứ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia với thí sinh dự thi tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì. Đặc biệt năm nay, tổ hợp môn xét tuyển vào ngành dược (mã D720401) của ĐH Nam Cần Thơ có môn văn trong hai "khối” Lý, Hóa, Văn và Hóa, Sinh, Văn cùng với hai khối truyền thống là Toán, Lý, Hóa (A) và Toán, Hóa, Sinh (B).
Trường này nhìn nhận, phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập THPT giúp học sinh sớm định hướng ngành nghề và hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí trong các kỳ thi tuyển sinh. Còn xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ tạo điều kiện cho thí sinh nỗ lực ôn tập, có khả năng tổng hợp kiến thức cao.
Trường ĐH Phan Thiết, PGS.TS Nguyễn Văn Lịch hiệu trưởng cho biết cũng sẽ sử dụng hai phương thức tuyển sinh dựa vào kỳ thi THPT quốc gia và dựa vào kết quả học tập bậc THPT. Nhưng lo ngại với 2 phương thức này, thí sinh có thể vừa nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo kết quả của kỳ thi chung, vừa nộp hồ sơ xét tuyển riêng, dẫn đến nhiều thí sinh ảo.
Áp lực quy mô
Đến chiều 15-10, thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 đã được nhiều trường ĐH công bố công khai trên trang tin điện tử của trường. Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT), khi có đầy đủ thông tin, Bộ sẽ công bố công khai trên website của Bộ… Cái khó hiện nay là các trường CĐ chính quy và cả hệ CĐ của các trường ĐH chưa biết sẽ tuyển sinh kênh nào, khi Chính phủ mới có chủ trương chuyển mảng giáo dục nghề nghiệp này sang ngành lao động.
Giáo dục ĐH đang chịu nhiều áp lực khi mở rộng quá nhanh quy mô, vượt qua mọi dự kiến, kế hoạch. Điều này kéo theo mất cân đối lớn hơn về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề…
Vì thế, đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ mà vẫn đảm bảo được chất lượng của cả hệ thống, Bộ nên song hành việc phê duyệt Đề án tuyển sinh các trường và đánh giá giáo dục ĐH đã đóng góp vào tăng trưởng GDP ra sao - qua đào tạo nhân lực, hoạt động nghiên cứu… Những chồng chéo trong giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề góp phần làm cho nền kinh tế trì trệ ra sao cũng cần làm rõ. Quá say sưa với "đầu vào”, mải lo quy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét